Kinh nghiệm du lịch Phượng Hoàng Cổ Trấn từ A-Z

Phụ lục

Đất nước Trung Hoa với những thị trấn cổ từ trước đến nay vẫn luôn là nơi mà bất kì ai đều ao ước được tới thăm dù chỉ một lần. Trong đó, Phượng Hoàng cổ trấn nổi lên như một vùng đất tiên cảnh, được du khách Việt Nam thường xuyên chọn làm địa điểm du lịch những năm gần đây. Nằm bên dòng sông Đà Giang yên bình, thị trấn nhỏ này thật kì lạ vẫn giữ được nét cổ kính, thơ mộng mặc dù các đồ dùng, công nghệ vẫn hiện diện ở đây. Hãy cùng VN KISS khám phá vùng đất kì diệu trên qua bài viết kinh nghiệm du lịch Phượng Hoàng cổ trấn.

Thời gian thích hợp đi du lịch Phượng Hoàng cổ trấn

Kinh nghiệm du lịch Phượng Hoàng Cổ Trấn từ A-Z
Kinh nghiệm du lịch Phượng Hoàng Cổ Trấn từ A-Z

Cũng giống như nhiều nơi khác ở vùng Hồ Nam, Phượng Hoàng Cổ Trấn có khí hậu phân hóa 4 mùa rõ rệt. Du khách tới du lịch vào mỗi thời điểm sẽ có những trải nghiệm thật sự khác biệt.

  • Mùa đông: thời gian này cả thị trấn tràn ngập trong tuyết trắng tinh khôi, thật sự rất đẹp. Nếu bạn không ngại thời tiết lạnh thì đây cũng là thời điểm vô cùng thích hợp để có một chuyến du lịch tuyệt vời tới Phượng Hoàng Cổ Trấn. Thêm vào đó, vì nằm trong mùa du lịch thấp điểm, nên trấn sẽ rất vắng, hợp với những du khách thích  yên tĩnh.
  • Mùa xuân: Thời tiết bấy giờ luôn rất đẹp, khô ráo và nhiệt độ trung bình chỉ khoảng 20 độ C. Thêm vào đó, bạn có thể dậy sớm vào buổi sáng để ngắm cảnh sông Dương Tử huyền ảo trong sương mù.
  • Mùa hè: Bấy giờ Phượng Hoàng Cổ Trấn đang trong mùa cao điểm. Sẽ có rất nhiều nhóm lữ khách tới đây tham quan, khiến thị trấn nhỏ vốn yên tĩnh này trở nên náo nhiệt hơn những ngày thường. Nếu bạn chọn việc du lịch tới Phượng Hoàng Cổ Trấn để nghỉ dưỡng cũng như tận hưởng sự tĩnh lặng, có lẽ bạn nên lựa thời gian khác trong năm.
  • Mùa thu: là mùa thu hoạch chính trong trấn, khi mà nhiệt độ đã dần hạ xuống. Du khách ngoài việc được thưởng thức những cảnh đẹp khó cưỡng lại thì bạn còn có dịp tham gia lễ hội Trung Thu hàng năm. Thường thì lễ hội Trung Thu ở đây diễn ra vào đầu thu, bạn hãy nhớ lấy nhé.

Phương tiện di chuyển chủ yếu ở Phượng Hoàng cổ trấn

Phương tiện di chuyển đến Phượng Hoàng cổ trấn

Máy bay kết hợp xe buýt

Bạn sẽ cần bay 2 chuyến: Từ Hà Nội (Sài Gòn) – Quảng Châu, Quảng Châu – Trương Gia Giới. Kế đến, ta bắt xe buýt đến Phượng Hoàng Cổ Trấn. Hiện có 3 hãng hàng không lớn uy tín khai thác đường bay Hà Nội – Quảng Châu: Vietnam Airlines, Jetstar Pacific, China Southern Airlines. Tương tự với tuyến Quảng Châu – Trương Gia Giới bạn có thể lựa chọn luôn China Southern Airlines.

Tàu hỏa kết hợp xe buýt

Phượng tiện này rất thích hợp cho những du khách ưa thích du lịch bụi và đi để trải nghiệm cảm giác này. Bạn sẽ cần đi 2 chuyến tàu hỏa. Đầu tiên là từ ga Gia Lâm (Hà Nội) đến Nam Ninh. Kế đến bạn mua vé từ Nam Ninh – ga Cát Thủ (Trương Gia Giới) giá hơn 170 tệ. Lí do bởi Phượng Hoàng cổ trấn không có ga tàu hỏa nên ta phải dừng ở đây trước khi đi xe buýt hoặc taxi vào trấn. Thời gian di chuyển từ ga Cát Thủ tới Phượng Hoàng Cổ Trấn mất khoảng 2 tiếng ô tô.

Phương tiện di chuyển ở Phượng Hoàng cổ trấn

Tại Phượng Hoàng Cổ Trấn bạn sẽ thấy đầy đủ mọi phương tiện giao thông có mặt ở đây: ô tô, xe máy… vậy bạn không cần phải lo lắng quá nhiều về việc di chuyển tại đây. Tuy nhiên mình lại rất thích đi bộ trên những con phố dọc 2 bên sông để ngắm nhin toàn cảnh Phượng Hoàng Cổ Trấn.

Nhà nghỉ, khách sạn, resort để nghỉ ngơi tại Phượng Hoàng cổ trấn

Trừ khi tới Phượng Hoàng cổ trấn vào những dịp lễ hội thì ngoài ra bạn không cần phải book phòng khách sạn trước. Dưới đây VN KISS xin gợi ý một vài khách sạn, nhà nghỉ được lựa chọn cũng như có nhiều phản hồi tốt nhất trên Agoda.

Fenghuang Old Town International Youth Hostel

FengHuang Old Town International Youth Hostel ở số 20 Wujia Lane, Near By No. 22, Dongzheng Street, Fenghuang: là một nhà nghỉ yên tĩnh, cách biệt với sự náo nhiệt của khu phố lân cận về đêm. Giá phòng đơn mỗi đêm thấp nhất từ 94 tệ.

Fenghuang Xingfuyuansu Riverview Hostel

Fenghuang Xingfuyuansu Riverview Hostel ở số 168 Huilongge Street Fenghuang, Fenghuang: là sự lựa chọn khác không hề tệ. Nhà nghỉ này nằm gần bờ sông nên view từ mỗi phòng nghỉ đều đẹp. Giá phòng đơn mỗi đêm thấp nhất từ 189 tệ.

Melody Inn Phoenix

Melody Inn Phoenix ở Huilongge, Fenghuang: cũng ở gần 2 khách sạn trên. Phòng ốc trong khách sạn được bài trí rất bắt mắt và đặc biệt. Mặc dù có cả ngôi nhà cũng như kiến trúc đều cổ điển, nhưng những tiện nghi khách sạn cung cấp vẫn rất đầy đủ. Giá phòng đơn mỗi đêm thấp nhất từ 443 tệ.

Địa điểm, tham quan khi du lịch Phượng Hoàng cổ trấn

Hầu hết các địa điểm thu phí tham quan ở Phượng Hoàng cổ trấn đều sử dụng chung một loại vé gọi là vé “xuyên suốt”. Có 3 loại vé “xuyên suốt” bạn có thể mua:

  • Loại 1 bao gồm các địa điểm: Từ đường gia tộc họ Dương, tháp canh Bắc Môn, tầng trên cầu Hồng Kiều và một vài điểm tham quan nhỏ. Giá vé: 98 tệ/vé.
  • Loại 2 bao gồm các địa điểm ở loại 1 cộng thêm bảo tàng Gucheng, dinh Trường Thọ. Giá vé 148 tệ/vé.
  • Loại 3 bao gồm các địa điểm ở loại 1 và loại 2 cộng thêm Nam Vạn Lý Trường Thành, làng dân tộc Miêu. Giá vé 168 tệ.

Theo kinh nghiệm du lịch Phượng Hoàng cổ trấn, khi nhìn lên bản đồ du lịch treo trong trấn, khu vực nào có biểu tượng hình mặt trời màu xanh lá cây là nơi đó bao gồm trong vé “xuyên suốt”.

Cố cư của Thẩm Tùng Văn

Khi du khách đến Phượng Hoàng Cổ Trấn, cố cư của nhà văn Thẩm Tùng Văn có lẽ là nơi đầu tiên nên tham quan. Cố cư trên có dạng ngôi tứ hợp viện miền nam điển hình với phong cách kiến trúc Minh triều và Thanh triều. Tứ hợp viện được chia thành hai ngăn trước và sau, ở giữa có giếng trời thoáng mát. Hai dãy nhà xung quanh cũng đều là nhà cổ nguyên vẹn, tổng cộng 11 gian.

Nói về Thẩm Tùng Văn, ông là người rất quan trọng đối với Phượng Hoàng cổ trấn cũng như nền văn học Trung Hoa. Với tác phẩm Biên Thành của mình, ông đã miêu tả quê hương mình vô cùng tuyệt diệu, đẹp như thi họa, nhưng vẫn thực tế lạ kì. Nhờ đó, sự tồn tại của Phượng Hoàng cổ trấn đã vượt qua vùng đất Hồ Nam nhỏ bé, đến với con người khắp Trung Quốc và nhiều nơi trên thế giới.

Cầu Hồng Kiều

Điều đáng chú ý nhất chính là phong cách kiến trúc “phượng hoàng”. Điều này được thể hiện rõ nhất chính ở những cây cầu lớn như Hồng Kiều, cây cầu tọa lạc ngay trung tâm thị trấn. Cầu Hồng Kiều được xây dựng từ năm 1615, đến nay cũng hơn 400 năm tuổi rồi. Tuy nhiên cây cầu vẫn được bảo tồn nguyên vẹn, nhất là phần cột cầu. Nhìn tổng thể, cầu Hồng Kiều trông như một căn nhà lầu dài, bao gồm hai tầng bắc qua sông Đà giang.

Cầu mang phong cách kiến trúc “phượng hoàng” chủ yếu là bởi phần mái cầu được lợp ngói cổ âm dương và làm cong vút như loài phượng hoàng kiêu hãnh. Thực tế, ngoài cầu Hồng Kiều, có nhiều công trình khác cũng áp dụng lối kiến trúc này, bao gồm cả các căn nhà dân bình thường cũng như cố cư của Thẩm Tùng Văn chúng tôi đã nêu ra ở trên.

Từ đường gia tộc họ Dương

Kinh nghiệm du lịch Phượng Hoàng Cổ Trấn từ A-Z: Từ đường gia tộc họ Dương
Kinh nghiệm du lịch Phượng Hoàng Cổ Trấn từ A-Z: Từ đường gia tộc họ Dương

Tọa lạc ở phía Bắc của Phượng Hoàng cổ trấn, từ đường gia tộc họ Dương là một trong những công trình được biết đến nhiều nhất trong trấn, bên cạnh 23 ngôi từ đường khác. Nơi đây thờ gia tộc Dương, một dòng họ ái quốc, danh giá từng có công bảo về triều đại nhà Tống trước sự xâm lăng của các bộ tộc phương Bắc. Hầu hết các hậu duệ họ Dương đều là những trung thần, luôn tận tụy với triều đình. Do đó, gia tộc này được người đời sau bày tỏ sự kính trọng, thể hiện ở sự xuất hiện trong nhiều tác phẩm văn học hay phim ảnh như: Thủy Hử, Thần Điêu đại hiệp hay Bao Thanh Thiên.

Từ đường này ở Phượng Hoàng cổ trấn chỉ là một trong số nhiều từ đường của gia tộc Dương trên lãnh thổ Trung Quốc. Tuy nhiên, công trình vẫn có những giá trị nghệ thuật đáng kể với nhiều nét nghệ thuật địa phương. Khám phá từ đường gia tộc Dương ở Phượng Hoàng cổ trấn, du khách sẽ có dịp chiêm ngưỡng nhiều hiện vật được chạm trổ hết sức tinh xảo. Thêm vào đó, qua những nét chạm khắc, bạn cũng có thể tìm hiểu thêm những câu chuyện cổ thú vị về gia tộc này.

Dinh Trường Thọ (Wanshou Gong)

Dinh Trường Thọ, nằm bên bờ sông Dương Tử là địa điểm tiếp theo chúng ta sẽ tìm hiểu. Tòa dinh còn có tên gọi khác là hội trường Dương Tây, bởi công trình này vốn được xây dựng bởi những thương nhân đến từ Dương Tây vào năm 1755 (thời vua Càn Long). Tổng diện tích khuôn viên của dinh Trường Thọ rộng hôn 4000m2, bao gồm hơn 20 hội trường, biệt thự, đại sảnh, sân khấu lớn. Một phần các công trình đã bị hủy hoại trong quá khứ. Phần còn lại được phục dựng và trở thành viện bảo tàng dân tộc.

Tháp Canh Bắc Môn

Tháp canh này nằm ở bên cạnh cổng thành phía Đông thị trấn, vốn có tên là cổng Shengheng, một trong bốn cổng thành của Phượng Hoàng cổ trấn. Tháp được xây dựng từ năm 1715 dưới thời nhà Thanh. Nguyên liệu dùng để tạo nên phần dưới cho ngọn tháp là đá cẩm thạch. Còn phần nửa phần còn lại, nếu leo lên trên bạn sẽ dễ dàng nhận ra chỉ bằng gạch cũ. Chiều rộng và cao của tháp lần lượt là 3.5m/4m.

Sông Đà

Sông Đà là con sông có ý nghĩa quan trọng nhất đối với người dân Phượng Hoàng. Bắt nguồn từ hẻm Nanshan, sông Đà chảy ngang qua thị trấn từ đông sang tây, cung cấp nguồn nước cho người dân nơi đây, rồi đổ vào sông Ô Giang. Như đã nói ở trên, nguồn nước chính của người dân cổ trấn đều từ sông Đà. Nhiều thế hệ người Phượng Hoàng đã quen với những hoạt động thường ngày bên dòng sông quê hương. Những cô gái người Miêu giặt quần áo, ngân nga vài khúc hát dân gian. Những người đàn ông thì bận bịu hơn với việc chèo thuyền, câu cá.

Ngồi thuyền trên sông Đà cũng là một cách tuyệt vời để ngắm nhìn cảnh sắc Phượng Hoàng cổ trấn. Từ đây, bạn có thấy nhiều thắng cảnh khác như Dinh Trường Thọ, chùa Wanming và cả cầu Hồng Kiều. Nếu bạn mua vé “xuyên suốt”, người lái thuyền sẽ đón bạn ở bến cổng thành phía Bắc và kết thúc chuyến đi khi tới Dinh Trường Thọ.

Món ăn ngon nên thử tại Phượng Hoàng cổ trấn

Mang những nét ẩm thực riêng nên khi bạn thưởng thức những món ăn ở đây bạn sẽ thấy những trải nghiệm thú vị mà không nơi nào có được. Dưới đây là một số món ăn phổ biến mà bạn sẽ được thưởng thức khi đến với Phượng Hoàng Cổ Trấn.

Củ cải muối

Củ cải muối là món ăn phổ biến nhất của người Phượng Hoàng. Mỗi gia đình trong trấn đều có các muối củ cải riêng. Công thức đó cũng được giữ bí mật và chỉ truyền lại cho thế hệ sau trong gia đình. Mặc dù vậy, món củ cải muối Phượng Hoàng vẫn có đặc điểm chung trong hương vị. Đó là vị ngọt, chua thanh, thơm và chút cay cay.

Canh đậu hũ dưa muối

Một món ăn khác mà chúng tôi muốn giới thiệu với các bạn là canh đậu hũ dưa muối, một món ăn truyền thống của người dân tộc Miêu. Với dưa muối, họ thường chọn bắp cải hoặc củ cải. Trước khi đem muối, rau củ phải được phơi khô tầm 2 ngày. Sau đó, khi rau chuyển màu vàng, họ thái rau thành nhiều miếng nhỏ rồi đem muối. Khác với dưa muối Việt Nam, nước để muối dưa là nước gạo đun sôi pha muối. Dưa muối chín sẽ được đem nấu cùng đậu hũ, hành củ, ớt đỏ và một vài gia vị khác. Món canh hoàn thiện có màu vàng nhạt, vị chua nhè nhẹ và thường giúp bữa ăn trở nên ngon miệng hơn bao giờ hết.

Cá muối dân tộc Miêu

Món ăn ngon nên thử tại Phượng Hoàng cổ trấn: Cá muối dân tộc Miêu
Món ăn ngon nên thử tại Phượng Hoàng cổ trấn: Cá muối dân tộc Miêu

Đây là món ăn truyền thống nổi tiếng nhất của người Miêu ở Phượng Hoàng cổ trấn. Món ăn trên xuất phát từ tập quán thả nuôi cá trong ruộng. Sau mùa thu hoạch lúa, họ rút nước khỏi ruộng và bắt nốt những chú cá đã nuôi từ đầu vụ. Cá không ăn hết thường được làm thành món cá muối đặc biệt này. Giai đoạn đầu tiên thường là muối cá trong muối, tiêu và một dung dịch đặc biệt trong 3 ngày. Sau đóm họ nhồi gạo nếp, ngô ngọt vào cá rồi tiếp tục muối cá trong nửa tháng nữa. Món cá muối hoàn thiện có hương vị vô cùng đặc biệt, cả thịt lẫn xương đều mềm, ngọt.

Vịt hầm tiết, gạo nếp

Vịt hầm tiết tiết, gạo nếp là món ăn đặc sắc không chỉ nổi tiếng ở vùng Tương Tây mà còn trong Phượng Hoàng cổ trấn. Cách chế biến món ăn này có phần hơi cầu kỳ. Đầu tiên, ngâm gạo nếp trong nước rồi đổ vào bát. Tiếp theo, trộn đều gạo với tiết, hấp cách thủy và cắt thành nhiều miếng trước khi chiên bằng dầu nóng. Trong lúc chiên gạo nếp trộn tiết, người ta tranh thủ hầm vịt. Khi vịt có vẻ nhừ, họ nhồi gạo nếp trộn tiết vào trong, thêm thắt một chút gia vị và hầm thêm một chút cho tới khi vịt chuyển màu vàng nhạt là ăn được.

Mua sắm quà khi đi du lịch Phượng Hoàng cổ trấn

Kẹo gừng

Kẹo gừng là món ăn vặt thường thấy ở Phượng Hoàng cổ trấn. Nơi đây có truyền thống làm kẹo gừng hơn 100 năm. Toàn bộ quy trình làm kẹo đều thủ công. Nguyên liệu người dân Phượng Hoàng lựa chọn cũng hoàn toàn bình thường, gồm: đường trắng, gừng, đường nâu và vừng. Món kẹo đơn giản này không chỉ thơm ngon mà còn giúp bạn ấm bụng hơn cũng như ngăn ngừa cảm lạnh.

Đồ lưu niệm

Đi sâu vào bên trong khu nhà dân bạn sẽ bắt gặp những cửa hàng bán đồ lưu niệm với rất nhiều mặt hàng như: chiếc trống gõ tay, khăn quàng, quần áo đặc trưng của người Miêu, những món đồ chơi dành cho trẻ em… Đừng quên mua về làm quà bạn nhé.

Lưu ý khi đi du lịch Phượng Hoàng cổ trấn

  • Chuẩn bị visa một cách cẩn thận. Thường sẽ mất 1 tuần để có visa (nếu làm qua dịch vụ sẽ nhanh hơn)
  • Ở Phượng Hoàng cổ trấn rất rất ít người biết tiếng Anh, vì vậy hãy tải một số ứng dụng như App Pleco. Khi cần hỏi người bản xứ hãy đưa ra cho họ nhìn, thay cho việc diễn tả.
  • Đổi tiền nên đổi dư ra, vì trong trấn ít cây ATM, ít nơi nhận thẻ tín dụng.
  • Nếu muốn dùng facebook, viber hãy tải ứng dụng Betternet.

Về tác giả: Balo

Trả lời